XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

DỊCH VỤ PHÁP LÝ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm hồ sơ đầu tư trong và ngoài nước, Việt Tín Luật  tự hào mang đến dịch vụ đăng ký đầu tư chuyên nghiệp dành cho quý khách hàng với ưu điểm sau:

  • Luôn tư vấn cặn kẽ mọi thủ tục, các vấn đề liên quan đến Luật Đầu Tư;
  • Tìm hiểu rõ nhu cầu của từng nhà đầu tư để đưa ra phương án tối ưu, phù hợp nhất;
  • Hỗ trợ tư vấn bằng nhiều ngôn ngữ, tư vấn tận nơi;
  • Chi phí luôn cạnh tranh giao động ở mức 80% giá thị trường;
  • Hợp đồng dịch vụ rõ ràng, thời gian chính xác hoặc sớm hơn dự kiến;
  • Nhận thủ tục toàn quốc, không giới hạn quốc gia đầu tư;

Sử dụng dịch vụ pháp lý tại Việt Tín Luật  sẽ giúp quý khách đạt được kết quả tối ưu, hạn chế rủi ro với các dự án đầu tư. Ngoài ra quý doanh nghiệp sau đăng ký sẽ nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí trong suốt quá trình kinh doanh.

Việt Tín Luật  đã tư vấn thành công các doanh nghiệp, doanh nhân đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Trung Quốc…dưới các mô hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập dự án đầu tư, Văn phòng đại diện nước ngoài, đầu tư mua phần vốn góp của công ty Việt Nam.

Ngoài việc đăng ký kinh doanh, Việt Tín Luật  luôn muốn hướng khách hàng giữ tín nhiệm doanh nghiệp theo cách tối ưu, tuân thủ luật pháp và quy định đầu tư tại Việt Nam.

Đặc điểm công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty được thành lập tại Việt Nam bởi các nhà đầu tư là người nước ngoài và thuộc quyền sở hữu của họ. Các nhà đầu tư này sẽ tự quản lý cũng như chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thành công hoặc thất bại trong kinh doanh. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn đặc điểm công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Hình minh họa

Đặc điểm chung của các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh mục đích thu lợi nhuận, các công ty 100% vốn nước ngoài đều có các đặc điểm chung sau đây:

Nhà đầu tư là một cá nhân, một tổ chức hoặc là nhiều cá nhân, nhiều tổ chức cùng hợp tác, chung vốn để thành lập công ty và kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư có tư cách pháp nhân và hưởng quyền lợi nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam. Sẽ không có sự phân biệt hay bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam.

Các công ty sẽ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Có nghĩa là nhà đầu tư sẽ chỉ chịu trách nhiệm bằng với số vốn đầu tư kinh doanh.

Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu của nhà đầu tư.

Doanh nghiệp sẽ được các cá nhân, tổ chức nước ngoài tự quản lý cũng như chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện quản lý về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kinh doanh theo đúng luật không chứ không hề can thiệp vào việc quản

Những ưu và nhược điểm khi thành lập công ty 100 vốn nước ngoài là gì?

Ưu điểm:

Cách điều hành bởi các nhà đầu tư nước ngoài có cách thức khác. Theo thống kê, đa phần cách thức của các doanh nghiệp nước ngoài này thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.

Vốn đầu tư dài hạn ít biến động.

Được đầu tư tốt hơn cả về các yếu tố công nghệ, nhân lực và vốn.

Chủ đầu tư được quyền quyết định đối với các vấn đề của công ty do mức vốn sở hữu chiếm tuyệt đối trong các doanh nghiệp này.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự quản lý cũng như chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thành công hoặc thất bại trong kinh doanh.

Chính vì những ưu điểm trên mà việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ngày càng được các tổ chức, cá nhân nước ngoài đẩy mạnh bởi những ưu điểm nổi trội.

Nhược điểm:

Quản lý và sử dụng nhân công phải có hệ thống phù hợp, dễ phát sinh bất đồng.

Các chính sách ưu đãi chưa thật sự linh hoạt.

Tuy pháp luật Việt Nam không can thiệp vào cách thức quản lý, mở rộng cho các nhà đầu tư vào kinh doanh, song vẫn giữ một khuôn khổ nhất định để vừa giữ cho thị trường Việt Nam không bị xâm chiếm quá nhiều lại vừa đảm bảo cho những lợi ích của các nhà đầu tư.

Giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ có sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp nước ngoài.

Do giới hạn trong các Điều ước, Cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, với một số lĩnh vực ngành nghề không thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài mà phải tiến hành liên doanh với chủ thể trong nước. Ví dụ: Lĩnh vực quảng cáo giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty.

Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Đối với nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức sẽ cần cung cấp các loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau.

Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì chỉ cần bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn và chứng thư ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính cũng như số tư tài khoản của cá nhân.

Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Bản sao Giấy phép công ty: Đối với công ty trong nước thì sao y chứng thực còn với công ty nước ngoài thì phải hợp thức hóa lãnh sự.
  • Báo cáo tài chính (Hợp thức hóa lãnh sự)
  • Các điều lệ của công ty chủ quản (Hợp thức hóa lãnh sự)
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện (hợp thức hóa lãnh sự)
  • Văn bản chứng minh quyền hợp pháp sử dụng trụ sở doanh nghiệp
  • Hồ sơ chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài hay mọi vấn đề về Đặc điểm công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, hãy liên hệ hotline để được chuyên gia tư vấn trực tiếp và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

 

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trước đây được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thể hiện nội dung đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư khi thay đổi các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư phải thay đổi và cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể Tư vấn Việt tín luật xin chia sẻ những nội dung liên quan thay đổi đăng ký kinh doanh công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Hình minh họa

Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Các nội dung thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Mã số doanh nghiệp (chính là mã số thuế)
  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Vốn điều lệ
  • Danh sách thành viên/ chủ sở hữu
  • Người đại diện theo pháp luật.

Khi thay đổi bất cứ nội dung nào liên quan các thông tin nêu trên công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân.
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với ngành nghề không thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện thông báo thay đổi để cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thay đổi các nội dung tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thay đổi các nội dung đăng ký đầu tư thì chỉ cần làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ Thành phố.

Thời hạn thực hiện: 03 – 05 ngày làm việc.

 

Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Các nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Mã số dự án đầu tư.
  • Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
  • Tên dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
  • Thời hạn hoạt động của dự án.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
  • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Khi có sự thay đổi một trong các nội dung trên, công ty cần thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp , Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ thay đổi các thông tin tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp thì chỉ thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ Thành phố.

Thời gian thực hiện: 15 – 20 ngày làm việc.

Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ.

Quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
  • Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
  • Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
  • Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư

  • Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bước 05: Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoài

  • Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như công ty vốn Việt Nam không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Câu hỏi liên quan đến thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo những hình thức nào?

Theo quy định của luật đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo những hình thức sau:

  • Đầu tư thành lập công ty mới;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Thực hiện dự án đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ;

Nhà đầu tư nước ngoài có được góp 100% vốn không?

Tùy thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam pháp luật có thể sẽ quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư. Có các ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn như xây dựng, thương mại, tư vấn quản lý,… nhưng có một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc liên doanh: quảng cáo, du lịch, logistic, vận tải,…

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty 100% vốn nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty Việt tín luật để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất!

Để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, các nhà đầu tư cần hiểu rõ công ty 100% vốn nước ngoài là gì? Lợi ích và bất cập khi thành lập công ty vốn 100% nước ngoài?

Công ty vốn nước ngoài là gì?

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dựa theo loại hình Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký đầu tư.

Vốn pháp định của Công ty 100% vốn nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với một số trường hợp đặc biệt, vốn pháp định có thể dưới 20% vốn đầu tư và phải được sự chấp nhận của Sở kế hoạch và Đầu tư.

Lợi ích và khó khăn khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Lợi ích khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  • Vốn đầu tư dài hạn và ổn định hơn.
  • Đối với mức vốn 100%, chủ đầu tư được quyền hoàn toàn quyết định đối với công ty.
  • Công nghệ, kỹ thuật và các thiết bị được sử dụng từ nước ngoài.

Khó khăn khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  • Do công ty mang yếu tố nước ngoài nên hệ thống quản lý và sử dụng lao động cần được tính toán kỹ lưỡng, hợp lý, nếu không sẽ dễ phát sinh bất đồng.
  • Cách chính sách ưu đãi chưa linh hoạt.

Công ty vốn 100% nước ngoài là gì?

Điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

  • Để thành lập công ty vốn hoàn toàn nước ngoài phải có dự án đầu tư cụ thể, khả thi tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  • Chủ đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính để triển khai dự án.
  • Cam kết về nghĩa vụ thuế, và chấp hành các quy định pháp luật đối với nhà nước Việt Nam
  • Công ty cam kết về nghĩa vụ đối với việc sử dụng lao động địa phương, đất đai …
  • Công ty phải hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoàitheo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đặc điểm của công ty vốn 100% nước ngoài:

  • Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập bởi tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Được thành lập dưới dạng công ty TNHH, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.
  • Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài.

Quy trình, thủ tục đăng ký thành lập công ty có vốn 100% nước ngoài

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Đăng thông báo thành lập doanh nghiệp

Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài có thể tham khảo thủ tục thành lập công ty có vốn 100% nước ngoài.

Việc thành lập công ty vốn 100% nước ngoài phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục theo quy định pháp định. Điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Đó là lý do dịch vụ thành lập công ty vốn 100% nước ngoài của TinLaw ra đời nhằm giúp các chủ đầu tư giải quyết những vấn đề gây khó khăn đó.

Các chủ đầu tư có thể ngay gọi cho chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài miễn phí.

  1. Công ty 100% vốn nước ngoài là gì?

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dựa theo loại hình Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký đầu tư.

Vốn pháp định của Công ty 100% vốn nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với một số trường hợp đặc biệt, vốn pháp định có thể dưới 20% vốn đầu tư và phải được sự chấp nhận của Sở kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Và để thành lập được Công ty có 100 vốn nước ngoài cần kết hợp giữa Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư và Cam kết WTO để tiến hành thủ tục thành lập công ty 100 vốn nước ngoài.

Với nhiều thủ tục và quy trình đơn giản hơn cho nhà đầu tư, đặc biệt rút ngắn thời gian cấp phép, điều này thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Đầu tư vào Việt Nam.

  1. Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoài?

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một số điểm khác biệt so với doanh nghiệp thông thường, vậy đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì. Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản như sau:

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) cùng đầu tư vốn thành lập. Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức/ cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới dạng công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài tự kiểm soát hoạt động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ có những đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

  1. Ưu điểm và nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoài:

Do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những đặc điểm riêng nên việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

3.1. Ưu điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì?

Thứ nhất, công ty vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ hai, công ty vốn nước ngoài được thành lập và phát triển hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, do đó có thể đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.

Thứ ba, việc thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế của mình thông qua các mối quan hệ rộng rãi.

3.2. Nhược điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì?

Ngoài những ưu điểm nổi bật, có thể thấy công ty 100% vốn nước ngoài cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, công ty vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Chưa kể sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể đem đến sự bất đồng trong nội bộ các nhà đầu tư.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này thể hiện ở hai điểm:

+ Tỷ lệ góp vốn có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt

+ Phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, với hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.

  1. Quy trình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài:

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tùy thuộc và loại dự án, quy mô mà nhà đầu tư phải đăng ký xin quyết định, chủ trương đầu tư với cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Thẩm quyền quyết định thuộc về một trong các cơ quan bao gồm: Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh.

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thành phần như sau gửi tới cơ quan đăng ký đầu tư:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân ( CMND, CCCD, Hộ chiếu) của nhà đầu tư cá nhân, giấy tờ chứng nhận thành lập hay tài liệu tương đương xác nhận tư cách của nhà đầu tư là tổ chức;

+ Đề xuất dự án đầu tư đồm đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;

+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (tùy từng trường hợp cụ thể);

+ Giải trình về sử dụng công nghệ với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ như sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 02/TT-BKHĐT;

+ Điều lệ công ty;

+ Danh sách thành viên;

+ Bản sao các giấy tờ:

1/ Giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu, giấy tờ hợp pháp khác) của thành viên là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

2/ Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương của thành viên là tổ chức và văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện.

3/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Một số giấy tờ khác trong trường hợp cụ thể.

Lưu ý: Một số giấy tờ trong hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

Bước 3: Thực hiện một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định Luật doanh nghiệp 2020. Về cơ bản, các bước trình tự thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng giống với thành lập doanh nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, soạn hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp để nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.

Để đảm bảo công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ổn định, hợp pháp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý đến các thủ tục như:

– Công bố thông tin doanh nghiệp, làm dấu, đăng ký chữ ký số, kê khai thuế;

– Giấy phép con: giấy phép trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện cần đáp ứng, Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa khi đưa ra thị trường,…

– Thủ tục về sở hữu trí tuệ: bảo hộ cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *